Cập nhật mới: Danh sách 19 phương thức xét tuyển và tổ hợp xét tuyển đại học 2025 (Công văn 2457)

21/05/2025 08:50 AM

Sau đây là bài viết có nội dung về danh sách 19 phương thức xét tuyển và tổ hợp xét tuyển đại học 2025 được quy định tại Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH năm 2025.

Cập nhật mới: Danh sách 19 phương thức xét tuyển và tổ hợp xét tuyển đại học 2025 (Công văn 2457)

Cập nhật mới: Danh sách 19 phương thức xét tuyển và tổ hợp xét tuyển đại học 2025 (Công văn 2457) (Hình từ Internet)

Ngày 19/5/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng.

Phụ lục Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng

Cập nhật mới: Danh sách 19 phương thức xét tuyển và tổ hợp xét tuyển đại học 2025 (Công văn 2457)

Theo đó, tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH năm 2025 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cập nhập lại phương thức xét tuyển và quy định về tổ hợp xét tuyển đại học 2025 như sau:

(1) Mã phương thức xét tuyển

Mã phương thức xét tuyển gồm 3 ký tự do cơ sở đào đao tự định nghĩa nhưng phải tham chiếu với mã phương thức xét tuyển do Bộ GDĐT quy định (trong trang Nghiệp vụ), hoặc có thể sử dụng mã phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như dưới đây.

(2) Mã tổ hợp xét tuyển

- Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cấp THPT (có sử dụng mã tổ hợp như xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi THPT) sử dụng Mã tổ hợp xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các cơ sở đào tạo  tải Mã tổ hợp xét tuyển trên Trang nghiệp vụ; đối với các tổ hợp có môn năng khiếu, các môn năng khiếu NK1, NK2 là do cơ sở đào tạo quy định.

- Đối với các phương thức xét tuyển khác: Mã tổ hợp gồm 3 ký tự do cơ sở đào tạo tự quy định.

Quy định mới nhất về phương thức tuyển sinh đại học

Theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (sửa đổi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT)

- Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

- Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển, cách thức tính điểm xét và xác định điều kiện trúng tuyển, trong đó:

+ Các tiêu chí chủ yếu dùng để đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo;

+ Tổng điểm cộng, điểm thưởng, điểm khuyến khích (gọi chung là điểm cộng) đối với thí sinh có thành tích đặc biệt, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét (tối đa 3 điểm đối với thang điểm 30);

+ Mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa của thang điểm xét, nhưng không thí sinh nào có điểm xét (tính cả các loại điểm cộng, điểm ưu tiên) vượt quá mức điểm tối đa này.

- Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):

+ Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số tính điểm xét không dưới 25%; từ năm 2026 số môn chung của các tổ hợp phải đóng góp ít nhất 50% trọng số tính điểm xét;

+ Đối với các chứng chỉ ngoại ngữ được dùng để miễn thi tốt nghiệp THPT theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành, cơ sở đào tạo được quy đổi thành điểm môn ngoại ngữ để đưa vào tổ hợp môn xét tuyển với trọng số tính điểm xét không vượt quá 50%;

+ Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh với trọng số tính điểm xét không dưới 25%.

- Đối với một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có nhiều phương thức tuyển sinh hoặc tổ hợp xét tuyển:

+ Cơ sở đào tạo phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển theo hướng dẫn thống nhất của Bộ GDĐT; bảo đảm tuyển chọn được các thí sinh đáp ứng tốt nhất yêu cầu đầu vào của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo;

+ Không quy định mã xét tuyển riêng, chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển, trừ việc quy định chỉ tiêu xét tuyển thẳng theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (sửa đổi Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT).

- Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm môn ngoại ngữ và quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển; trong đó phải dựa trên số liệu phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển các năm trước.

Xem thêm tại Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH ban hành ngày 19/5/2025. 

Chia sẻ bài viết lên facebook 47

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079