Đề xuất chính sách đối với người học trong giáo dục nghề nghiệp

26/05/2025 08:01 AM

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất chính sách đối với người học trong giáo dục nghề nghiệp tại Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Đề xuất chính sách đối với người học trong giáo dục nghề nghiệp

Đề xuất chính sách đối với người học trong giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)

Người học là người đang học các chương trình giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng; học sinh của chương trình đào tạo trình độ trung cấp đối với các ngành, nghề đào tạo đặc thù thuộc lĩnh vực nghệ thuật, quốc phòng, an ninh, chương trình trung học, chương trình đào tạo sơ cấp; học viên của chương trình giáo dục nghề nghiệp khác có thời gian đào tạo dưới ba tháng, các chương trình đào tạo cập nhật, bồi dưỡng. truyền nghề, chuyển giao công nghệ.

Đề xuất chính sách đối với người học trong giáo dục nghề nghiệp

Tại Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Giáo dục và đào tạo đề xuất chính sách đối với người học như sau:

(1) Người học được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội, tín dụng giáo dục, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phi sinh hoạt, miễn, giảm giá về dịch vụ công cộng theo quy định của Luật Giáo dục.

(2) Nhà nước miễn học phí cho người học trong các trường hợp sau:

- Người học thuộc các đối tượng ưu đãi người có công, thân nhân người có công với cách mạng; người thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo; người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

- Người tốt nghiệp trung học cơ sở theo học chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trung học nghề.

- Người học các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; người học các ngành, nghề chuyện môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

(3) Nhà nước có chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo cho người học là phụ nữ, lao động nông thôn khi tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình giáo dục nghề nghiệp khác dưới 03 tháng.

(4) Nhà nước có chính sách nội trú cho người học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật; | người học là người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc người khuyết tật tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi tham gia chương trình giáo dục nghề nghiệp.

(5) Nhà nước có chính sách hỗ trợ người học giáo dục nghề nghiệp có thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và đạt giải trong các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, khu vực, quốc tế.

(6) Nhà nước có chính sách tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho người lao động đề đưa đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài.

Quyền và nghĩa vụ của người học

- Được giáo dục toàn diện về tri thức, thể chất, thẩm mỹ, đạo đức, phát triển kỹ năng, năng lực thích ứng với môi trường làm việc và yêu cầu của chuyển đổi nghề nghiệp.

- Được trả tiền công khi tham gia lao động, tạo sản phẩm tại doanh nghiệp theo thỏa thuận giữa Nhà trường, doanh nghiệp và người học; được làm thêm không quá số giờ tối đa theo quy định. 3. Được tham gia các hoạt động ngoại khóa, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ học tập, rèn luyện, đóng học phí và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm tại Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Chia sẻ bài viết lên facebook 23

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079