Đề xuất chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Theo Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp, đề xuất chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
(1) Chính sách đối với doanh nghiệp khi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Chính sách ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp: miễn, giảm thuế đối với trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bao gồm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng;
- Giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
(2) Chính sách đối với doanh nghiệp khi hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Chính sách ưu đãi về đất đai, bao gồm việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; b) Chính sách thuế, bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Chính sách tín dụng, bao gồm hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp thuộc nội dung chính sách thu hút hiệu quả doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài vào giáo dục nghề nghiệp với mục tiêu như sau:
- Đổi mới quy định, chính sách hợp tác với doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp gắn với phát triển kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu về nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nhất là trong tuyển dụng, sử dụng người lao động có kỹ năng gắn với quá trình đào tạo và sản xuất kinh doanh, dịch vụ của mình.
- Đổi mới quy định, chính sách thu hút nhà giáo là người nước ngoài và lao động của doanh nghiệp tham gia giảng dạy các trình độ giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ nhà giáo giảng viên, giáo viên các lĩnh vực ngành, nghề trọng điểm, công nghệ mới thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển quốc gia tham gia đào tạo, bồi dưỡng học tập bồi dưỡng ở nước ngoài và tham gia các hoạt động của doanh nghiệp ; các chính sách khác ngoài Luật Nhà giáo.
- Đổi mới quy định, chính sách hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài trong giáo dục nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới, tiến tới công nhận lẫn nhau về trình độ, kỹ năng, thúc đẩy dịch chuyển lao động giữa Việt Nam và các nước; tạo nền tảng để Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo quốc tế chất lượng cao, phát huy vị thế địa chính trị của Việt Nam.
Theo đó, nội dung của chính sách thu hút hiệu quả doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài vào giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Thứ nhất, vai trò của doanh nghiệp trong GDNN.
- Thứ hai, chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp tham gia các hoạt động GDNN.
- Thứ ba, quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN - Thứ tư, chính sách về hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài trong GDNN c) Các giải pháp thực hiện chính sách
Để tối ưu hóa mục tiêu phát triển GDNN, giải pháp là hoàn thiện, bổ sung, cập nhật các quy định, chính sách mới để phù hợp với chủ trương, chính sách mới của Đảng. Theo đó:
+ Tạo được tính đồng bộ, thống nhất các quy định, chính sách về hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài, phát triển đội ngũ nhà giáo và hợp tác doanh nghiệp trong GDNN.
+ Phù hợp với thông lệ và kinh nghiệm quốc tế, giúp nâng cao năng lực, hiệu quả triển khai các hoạt động GDNN gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; thu hút nguồn lực của doanh nghiệp tham gia hoạt động vào GDNN.
+ Tạo căn cứ pháp lý rõ ràng về quyển của doanh nghiệp (cả căn cứ được hưởng lợi của doanh nghiệp) khi tham gia hoạt động GDNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tham gia tích cực trong hoạt động GDNN.
+ Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao giúp người học tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh toàn cầu hóa.
+ Đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện giúp GDNN Việt Nam không chỉ tiếp thu từ các tổ chức, đơn vị đào tạo từ nước ngoài mà còn đóng vai trò chủ động cung cấp dịch vụ GDNN ra nước ngoài, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu giáo dục Việt Nam trên thị trường quốc tế.
+ Thúc đẩy sự linh hoạt, đa dạng trong tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN, thu hút lao động của doanh nghiệp tham gia giảng dạy GDNN, phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu thị trường lao động.
Xem thêm tại Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp.