Quyết định 1002: Hỗ trợ giảng viên chương trình đào tạo tài năng đi học ngắn hạn ở nước ngoài

26/05/2025 14:10 PM

Dưới đây là bài viết về việc hỗ trợ giảng viên chương trình đào tạo tài năng đi học ngắn hạn ở nước ngoài theo Quyết định 1002/QĐ-TTg.

Quyết định 1002: Hỗ trợ giảng viên chương trình đào tạo tài năng đi học ngắn hạn ở nước ngoài (Hình từ Internet)

Ngày 24/05/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1002/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao giai đoạn - 2035 và định hướng tới năm 2045.

1. Quyết định 1002: Hỗ trợ giảng viên chương trình đào tạo tài năng đi học ngắn hạn ở nước ngoài 

Theo đó, đề hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút đội ngũ giảng viên giỏi như sau:

- Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ kinh phí thu hút, tuyển dụng, thuê giảng viên giỏi ở nước ngoài thuộc các ngành STEM về làm việc, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học trong nước, đặc biệt đối với các chương trình đào tạo tài năng. 

- Sửa đổi, hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn, quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học trong thu hút, tuyển dụng giảng viên xuất sắc vào các vị trí quản lý học thuật, gắn với bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư. 

- Hỗ trợ giảng viên các chương trình đào tạo tài năng đi học ngắn hạn ở nước ngoài, áp dụng chế độ theo Quyết định 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ (trung bình 2 giảng viên cho một chương trình mỗi năm).

2. Mục tiêu Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao 

(1) Mục tiêu đến năm 2030 

- Tăng nhanh quy mô đào tạo trình độ cao khối ngành STEM, nhất là các ngành khoa học cơ bản và các ngành liên quan tới công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học: 

+ Tỉ lệ người theo học các ngành STEM đạt 35% ở mỗi trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 2,5% thuộc các ngành khoa học cơ bản và 18% thuộc các ngành liên quan tới công nghệ số. 

+ Tình trên tổng quy mô đào tạo khối ngành STEM, số người học các chương trình đào tạo kỹ sư, thạc sĩ chiếm ít nhất 10% và số người học các chương trình đào tạo tiến sĩ chiếm ít nhất 1%; tỉ lệ nữ giới chiếm ít nhất 20%. 

Số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông đạt 80 nghìn người/năm trong đó ít nhất 10% được cấp bằng kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ, 

+ Số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo đạt 8 nghìn người/năm trong đó ít nhất 20% được cấp bằng kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ; 100% chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư và thạc sĩ thuộc khối ngành STEM được tích hợp kiến thức, kỹ năng phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. 

+ Số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu về sinh học, công nghệ sinh học và y sinh đạt 5 nghìn người/năm trong đó ít nhất 20% được cấp bằng kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ. 

- Tạo đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài gần với phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong các ngành khoa học cơ bản, các ngành kỹ thuật và công nghệ then chốt phục vụ phát triển công nghệ chiến lược, công nghệ cao được ưu tiên, các dự án trọng điểm quốc gia: 

+ Ít nhất 2.000 người có trình độ tiến sĩ các ngành STEM đang làm việc ở nước ngoài được tuyển dụng làm giảng viên đại học trong nước hoặc có hợp đồng giảng dạy ít nhất một học kỹ tại cơ sở giáo dục đại học. 

Số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo tài năng trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược hàng năm đạt khoảng 5 nghìn kỹ sư, thạc sĩ và 500 tiến sĩ, trong đó ít nhất 20% thuộc các chương trình chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo. 

+ Ít nhất 30 nhóm nghiên cứu mạnh được công nhận thuộc các lĩnh vực STEM trong đó có 20 nhôm thuộc các lĩnh vực công nghệ chiến lược, công nghệ cao được ưu tiên, thứ hạng về công bố quốc tế trong các lĩnh vực STEM được cải thiện liên tục. 

(2) Mục tiêu giai đoạn 2030 - 2035 

- Tiếp tục tăng quy mô đào tạo trình độ cao thuộc khối ngành STEM, nhất là ở các ngành khoa học cơ bản và các ngành liên quan tới công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học: 

+ Tỉ lệ người theo học các ngành STEM đạt 40% ở mỗi trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 3% thuộc các ngành khoa học cơ bản và 20% thuộc các ngành liên quan 

tới công nghệ số.

Tính trên tổng quy mô đào tạo khối ngành STEM, số người theo học các chương trình đào tạo kỹ sư, thạc sĩ chiếm ít nhất 15% và số người theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ chiếm ít nhất 1,5%; tỉ lệ nữ giới chiếm ít nhất 25%. 

+ Số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông đạt 100 nghìn người/năm trong đó ít nhất 15% được cấp bằng kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ. 

+ Số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo đạt 15 nghìn người/năm trong đó ít nhất 20% được cấp bằng kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ. 

+ Số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu về sinh học, công nghệ sinh học và y sinh đạt 8 nghìn người/năm trong đó ít nhất 20% được cấp bằng kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ. 

- Tiếp tục mở rộng đào tạo, phát triển nhân tài, các nhóm nghiên cứu mạnh trong các ngành khoa học cơ bản, các ngành kỹ thuật và công nghệ then chốt phục vụ phát triển công nghệ chiến lược, công nghệ cao được ưu tiên: 

+ Ít nhất 3.000 người có trình độ tiến sĩ các ngành STEM đang làm việc ở nước ngoài được tuyển dụng làm giảng viên đại học hoặc có hợp đồng giảng dạy ít nhất một học kỳ tại cơ sở giáo dục đại học. 

+ Số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo tài năng trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược hàng năm đạt 8 nghìn kỹ sư, thạc sĩ và 1 nghìn tiến sĩ. 

+ Có ít nhất 50 nhóm nghiên cứu mạnh được công nhận thuộc các lĩnh vực STEM trong đó có 30 nhóm thuộc các lĩnh vực công nghệ chiến lược, công nghệ cao được ưu tiên; thứ hạng về công bố quốc tế trong các lĩnh vực STEM tiếp tục được cải thiện. 

(3) Định hướng tới năm 2045 

- Quy mô và tỉ trọng đào tạo các ngành STEM tiếp tục tăng, trong đó tỉ lệ theo học thạc sĩ, tiến sĩ đạt tương đương mức trung bình chung của các nước phát triển, có mức thu nhập cao. 

- Đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu các ngành STEM được tăng cường đầu tư, phát triển đạt tiêu chuẩn ngang tầm với các nước tiên tiến. 

- Phạm vi và quy mô đào tạo các chương trình đào tạo tài năng tiếp tục được mở rộng tới tất cả lĩnh vực công nghệ chiến lược, công nghệ cao được ưu tiên, nhất là ở các trình độ kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ. 

- Nguồn nhân lực STEM trình độ cao, chất lượng cao trở thành lợi thế cạnh tranh cốt lõi của Việt Nam trong thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, nhất là các lĩnh vực công nghệ chiến lược. 

- Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam được xếp vào nhóm hàng đầu khu vực châu Á trong đào tạo và nghiên cứu các ngành STEM, nhất là các ngành về công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học.

Nguyễn Thị Mỹ Quyền

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 39

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079