Mức phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 56/2018/TT-BTC, người nộp phí là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, thẩm định lại đến trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định.
Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc nhà nước.
Biểu mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BTC, như sau:
Số TT |
Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) |
Mức phí đối với các Nhóm dự án (triệu đồng) |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
||
1 |
Đến 10 |
8,0 |
8,6 |
8,8 |
9,2 |
9,6 |
6,0 |
2 |
Trên 10 đến 20 |
12,5 |
13,0 |
13,5 |
14,0 |
15,0 |
9,0 |
3 |
Trên 20 đến 50 |
21,0 |
22,0 |
22,5 |
23,0 |
24,0 |
15,0 |
4 |
Trên 50 đến 100 |
37,5 |
38,0 |
39,0 |
41,0 |
43,0 |
27,0 |
5 |
Trên 100 đến 200 |
41,5 |
42,0 |
43,0 |
45,0 |
47,0 |
30,0 |
6 |
Trên 200 đến 500 |
54,0 |
55,0 |
56,0 |
59,0 |
62,0 |
39,0 |
7 |
Trên 500 đến 1.000 |
61,0 |
62,0 |
63,5 |
66,0 |
69,0 |
44,0 |
8 |
Trên 1.000 đến 1.500 |
65,0 |
67,0 |
68,5 |
72,0 |
75,0 |
48,0 |
9 |
Trên 1.500 đến 2.000 |
67,0 |
68,0 |
70,0 |
73,5 |
76,5 |
49,0 |
10 |
Trên 2.000 đến 3.000 |
70,0 |
71,0 |
73,0 |
76,0 |
79,0 |
51,0 |
11 |
Trên 3.000 đến 5.000 |
72,5 |
74,0 |
76,0 |
79,0 |
82,0 |
53,0 |
12 |
Trên 5.000 đến 7.000 |
77,0 |
78,0 |
80,0 |
84,0 |
87,0 |
56,0 |
13 |
Trên 7.000 |
84,0 |
86,0 |
88,0 |
92,0 |
96,0 |
61,0 |
Ghi chú:
1. Mức thu phí thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu tương ứng trong Biểu nêu trên.
2. Nhóm dự án
a) Nhóm 1. Dự án công trình dân dụng.
b) Nhóm 2. Dự án hạ tầng kỹ thuật (trừ dự án giao thông).
c) Nhóm 3. Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi.
d) Nhóm 4. Dự án giao thông.
e) Nhóm 5. Dự án công nghiệp.
g) Nhóm 6. Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên).
Đối với các dự án thuộc từ 02 nhóm trở lên thì áp dụng mức phí của nhóm có mức thu cao nhất.
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.
(Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
- Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
- Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
- Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
- Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;
- Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.
(Khoản 7 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Xem thêm:
Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường là gì? Đối tượng nào phải thực hiện?
Diễm My