Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN

04/02/2023 17:30 PM

Xin hỏi là đối với chế độ bảo hiểm xã hội thì dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ thế nào? - Chí Bảo (TPHCM)

Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN

Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN

1. Khi nào được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏa sau ốm đau?

Tại khoản 1 Điều 29 Luật BHXH 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:

- Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 Luật BHXH 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Chế độ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật BHXH 2014 quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau như sau:

 Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

- Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

- Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

*Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau: Một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

3. Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN

*Đối với người lao động

3.1. Trường hợp điều trị nội trú

- Bản sao Giấy ra viện của NLĐ hoặc của con NLĐ dưới 7 tuổi.

Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử;

Trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;

- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.

3.2. Trường hợp điều trị ngoại trú

Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao;

Hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

3.3. Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ khám, chữa bệnh ở nước ngoài

Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy KCB do cơ sở KCB ở nước ngoài cấp.

*Đối với đơn vị sử dụng lao động

Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu 01B-HSB).

>> Tải về>>>

4. Thủ tục hưởng chế độ trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ

NLĐ: lập hồ sơ theo quy định tại mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp cho đơn vị SDLĐ.

Đơn vị sử dụng lao động:

Tiếp nhận hồ sơ từ NLĐ;

Lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu số 01B-HSB) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định;

Mẫu 01B-HSB

Nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị SDLĐ đóng BHXH.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định

Bước 3. Nhận kết quả

- Đơn vị SDLĐ: nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và tiền trợ cấp.

- NLĐ: nhận tiền trợ cấp.

Chia sẻ bài viết lên facebook 18,663

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079