Xá lợi Phật là gì? Chiêm bái xá lợi Phật có ý nghĩa gì?

05/05/2025 12:30 PM

Xá lợi Phật đã về Học viện Phật giáo Việt Nam, người dân có thể chiêm bái từ ngày 03/5/2025. Vậy xá lợi Phật là gì? Chiêm bái xá lợi Phật có ý nghĩa gì?

Xá lợi Phật là gì? Chiêm bái xá lợi Phật có ý nghĩa gì? (Hình ảnh từ Internet)

Xá lợi Phật là gì? Chiêm bái xá lợi Phật có ý nghĩa gì? (Hình ảnh từ Internet)

Xá lợi Phật là gì?

Xá lợi là những hạt tinh thể cứng rắn, có nhiều màu sắc thường được phát hiện trong tro cốt của một nhà sư tu hành sau khi làm lễ trà tỳ. Vị sư có công hạnh thiền định, đắc đạo khi hỏa táng có thể còn lại xá lợi.

Xá lợi là tinh thể được kết lại từ xương, răng... trong hài cốt của các bậc tu hành khi các vị viên tịch, sau khi thiêu, phần nào đó trong cơ thể còn lại.

Trong phật giáo, xá lợi là kết tinh của đời sống thanh tịnh giới luật. Xá lợi được xem là bảo vật, được tôn thờ như pháp bảo.

* Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Nơi lưu giữ xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Việt Nam

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch, thi hài của Ngài đã được các tín đồ đưa đi hỏa táng. Sau khi ngọn lửa lụi tàn, trong phần tro cốt còn lại, họ phát hiện ra vô số tinh thể trong suốt, óng ánh như kim cương bất hoại, muôn hình muôn vẻ, phát sáng lấp lánh tựa những viên ngọc quý. Tổng cộng có đến 84.000 viên, được đựng đầy trong tám hộc và bốn đấu. Những tinh thể ấy được gọi là xá lợi báu vật thiêng liêng của Phật giáo.

Ngày 02/6/2023, đúng vào dịp Đại lễ Phật Đản – Phật lịch 2567, đỉnh núi Bà Đen đã vinh dự được cung nghinh ngọc xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là ngọc xá lợi được Liên đoàn Phật giáo Thế giới tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ trao tặng cho Việt Nam vào năm 2014, với kỳ vọng Phật giáo Việt Nam ngày một hưng thịnh, góp phần hộ quốc an dân, ban rải vạn phước lành đến muôn loài.

Chiêm bái xá lợi Phật có ý nghĩa gì?

Có nhiều quan điểm, ý nghĩa khác nhau về chiêm bái xá lợi Phật, cụ thể:

- Đảnh lễ xá lợi Phật là phước báu vì được tiếp xúc năng lượng từ bi của Đức Thế Tôn. Là người con Phật, nhiều người đặt chân đến Ấn Độ hay đi thăm "tứ động tâm" - bước chân trên con đường mà ngày nào đó ngài đã đi thì đều lâng lâng xúc động vì cảm nhận được năng lượng từ bi vẫn còn. 

- Phật tử được cơ hội chiêm bái xá lợi Đức Phật, các bậc thánh tăng, những bậc cao tăng là một phước lành, bởi chúng ta tôn kính một đời sống đức hạnh một đời sống tu hành tinh tấn, một đời sống đầy tuệ giác và tình thương của các ngài. Các ngài đã dành tặng cho đời nhiều giá trị chuyển hóa, góp phần giúp cho chúng ta biết sống thiện lành, tỉnh thức và thương yêu hơn.

Hiện tại có nhiều quan điểm về việc chiêm bái xá lợi Phật, tuy nhiên điểm chung quan điểm của việc chiêm bái là nhớ về công ơn của Đức Phật, việc chiêm bái xá lợi sẽ giúp người chiêm bái xá lợi biết sống thiện lành, tỉnh thức và thương yêu hơn…

Nguyên tắc tổ chức lễ Phật Đản như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.

- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo đó, tại Điều 10 Luật Tổ chức tín ngưỡng 2016 quy định như sau:

- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Chia sẻ bài viết lên facebook 16

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079