Dự án đường Vành đai 2 Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch từ năm 2007, với tổng chiều dài 64 km, nhằm tạo trục giao thông khép kín, kết nối các khu vực ngoại vi, giảm tải cho nội đô.
Dưới đây là bản đồ Vành đai 2 Thành phố Hồ Chí Minh:
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1711/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, về giao thông đường bộ: tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ và đường vành đai đảm bảo kết nối liên Vùng, giải quyết tình trạng ùn tắc tại các cửa ngõ của Thành phố.
STT |
Tên đường |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Chiều dài dự kiến (km) |
Quy mô quy hoạch |
---|---|---|---|---|---|
I |
Vành đai đô thị |
||||
Vành đai 2 |
Quận 7, Quận 8, Quận 12, Quận Bình Tân, thành phố Thủ Đức, huyện Bình Chánh |
64,0 |
6-14 làn xe |
Như vậy, Vành đai 2 Thành phố Hồ Chí Minh đi qua các quận, huyện (cũ) là Quận 7, Quận 8, Quận 12, Quận Bình Tân, thành phố Thủ Đức, huyện Bình Chánh.
Các dự án đường Vành đai đô thị thuộc dự án ưu tiên đầu tư theo Quyết định 1711/QĐ-TTg năm 2024:
STT |
Dự án ưu tiên đầu tư |
I |
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG |
I.1 |
Đường bộ |
I.1.2 |
Đường Vành đai đô thị |
1 |
Vành đai 2 (đoạn từ cầu Phú Hữu đến Phạm Văn Đồng và đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh) |
2 |
Nâng cấp, mở rộng đường Võ Chí Công đoạn từ nút giao Mỹ Thủy tới cầu Phú Hữu |
3 |
Vành đai 3 (đoạn trên địa bàn Thành phố) |
4 |
Vành đai 4 (đoạn trên địa bàn Thành phố) |
Theo Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, phân vùng đô thị trung tâm (trong Vành đai 2 và phía Bắc kênh Đôi - kênh Tẻ) như sau:
- Quy mô diện tích khoảng 172 km2; Dự báo dân số đến năm 2040 là khoảng 5,4 - 6,05 triệu người;
- Tính chất: Trung tâm hành chính, đối ngoại, thương mại, dịch vụ, kinh tế tri thức, đô thị sáng tạo; Trung tâm của phân vùng đô thị trung tâm là khu vực trung tâm Sài Gòn, Chợ Lớn và phụ cận, đồng thời là trung tâm chính của toàn Thành phố.
- Định hướng phát triển chính: Bảo tồn cấu trúc đô thị cũ, bảo tồn di sản kiến trúc, văn hóa của Thành phố trở thành trung tâm văn hóa, du lịch vùng và Quốc gia. Các khu vực cải tạo, tái thiết khuyến khích theo hướng nâng cao hệ số sử dụng đất, giảm mật độ, tăng tầng cao xây dựng, kiểm soát mật độ cư trú trên cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm ưu tiên hình thành các không gian thương mại, dịch vụ, khu phức hợp đa chức năng, công viên cây xanh sử dụng công cộng, tạo động lực phát triển mới cho khu vực trung tâm Thành phố. Định hướng chuyển đổi chức năng các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ theo hướng sạch, công nghệ cao. Tổ chức không gian đô thị gắn với tổ chức giao thông công cộng; khuyến khích hợp thửa, điều chỉnh đất tại các khu vực phù hợp trên nguyên tắc đảm bảo các quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và chiều cao xây dựng. Chú trọng tổ chức không gian chuyển tiếp giữa khu vực xây dựng mới, khu vực cải tạo và bảo tồn các khu vực có giá trị văn hóa lịch sử. Tập trung phát triển hành lang xanh theo mạng lưới sông, kênh, rạch; bổ sung kết nối giao thông thủy, bộ và giao thông công cộng để hình thành hệ thống hạ tầng xanh; tổ chức công viên ven sông để kết hợp phát triển kinh tế đô thị.
Xem thêm:
>> Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đi qua những địa phương nào?
>> Bản đồ Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đi qua những địa phương nào?