Các tổ chức tài chính quốc tế năm 2025 (Hình từ internet)
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 14/2025/TT-NHNN ngày 30/6/2025 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Căn cứ khoản 14 Điều 2 Thông tư 14/2025/TT-NHNN có quy định cụ thể về các tổ chức tài chính quốc tế bao gồm:
- Nhóm ngân hàng thế giới bao gồm:
+ Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (The International Bank for Reconstruction and Development - IBRD),
+ Công ty tài chính quốc tế (The International Financial Company - IFC),
+ Hiệp hội phát triển quốc tế (The International Development Association - IDA),
+ Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency - MIGA);
- Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank - ADB);
- Ngân hàng Phát triển châu Phi (The Africa Development Bank - AfDB);
- Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu (The European Bank for Reconstruction and Development - EBRD);
- Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (The Inter - American Development Bank - IADB);
- Ngân hàng Đầu tư châu Âu (The European Investment Bank - EIB);
- Quỹ Đầu tư châu Âu (The European Investment Fund - EIF);
- Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The Nordic Investment Bank - NIB);
- Ngân hàng Phát triển Caribbean (The Caribbean Development Bank - CDB);
- Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The Islamic Development Bank - IDB);
- Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (The Council of Europe Development Bank - CEDB);
- Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ do Chính phủ các nước đóng góp.
- Ngân hàng chỉ được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi bằng sản phẩm phái sinh tín dụng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Các sự kiện tín dụng được các bên thỏa thuận phải tối thiểu bao gồm các trường hợp sau:
(i) Khách hàng không thực hiện đúng thời hạn các nghĩa vụ đã cam kết và sản phẩm phái sinh tín dụng có hiệu lực tại thời điểm xảy ra sự kiện với thời gian ân hạn phù hợp với thời gian ân hạn của nghĩa vụ cơ sở;
(ii) Khách hàng bị phá sản, khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết khi đến hạn và các trường hợp tương tự;
(iii) Khách hàng phải cơ cấu lại các nghĩa vụ đã cam kết (bao gồm cả miễn, giảm lãi);
+ Không có sự khác nhau giữa nghĩa vụ cơ sở của khách hàng, đối tác và nghĩa vụ tham chiếu của sản phẩm phái sinh tín dụng;
+ Sản phẩm phái sinh tín dụng không được kết thúc trước thời gian ân hạn của nghĩa vụ cơ sở;
+ Có quy định cụ thể căn cứ xác định sự kiện và trách nhiệm xác định sự kiện của các bên. Bên được bảo vệ phải có quyền hoặc khả năng thông báo cho bên bảo vệ khi xảy ra sự kiện.
- Ngân hàng phải tính rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 14/2025/TT-NHNN đối với bên phát hành sản phẩm phái sinh tín dụng cho phần được giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm phái sinh tín dụng.
- Giá trị sản phẩm phái sinh tín dụng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn (CD*) theo công thức sau:
CD*= CD x (t - 0,25) / (T - 0,25)
Trong đó:
- CD: Giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng;
- T: Được xác định là giá trị tối thiểu giữa 05 năm và thời hạn còn lại của khoản phải đòi, giao dịch tính theo năm;
- t: Được xác định là giá trị tối thiểu giữa T tính theo năm và thời hạn còn lại của nợ phải trả nội bảng tính theo năm.
- Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa khoản phải đòi, giao dịch và sản phẩm phái sinh tín dụng (Hfxcd) là 8%.
(Căn cứ tại Điều 29 Thông tư 14/2025/TT-NHNN).
Như vậy, trên đây là nội dung về các tổ chức tài chính quốc tế năm 2025 và quy định về giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm phái sinh tín dụng.