Quy định mới về công tác miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn từ 01/7/2025

13/12/2024 10:15 AM

Sau đây là các quy định mới về công tác miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn từ 01/7/2025 được quy định trong Luật Công đoàn 2024.

Quy định mới về công tác miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn từ 01/7/2025

Quy định mới về công tác miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn từ 01/7/2025 (Hình từ Internet)

Ngày 27/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn 2024

Quy định mới về công tác miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn từ 01/7/2025

Theo quy định tại Điều 30 Luật Công đoàn 2024 thì việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật thì được xem xét miễn số tiền chưa đóng kinh phí công đoàn.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng thì được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được xem xét tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong thời gian không quá 12 tháng.

Hết thời hạn tạm dừng đóng, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp tục đóng kinh phí công đoàn và đóng bù kinh phí công đoàn cho thời gian tạm dừng đóng. Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.

- Chính phủ thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn; quy định chi tiết các nội dung khác của Điều 30 Luật Công đoàn 2024.

Quy định về tài chính công đoàn từ 01/7/2025

Căn cứ tại Điều 29 Luật Công đoàn 2024 thì tài chính công đoàn được quy định như sau:

- Nguồn tài chính công đoàn bao gồm:

+ Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

+ Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động;

+ Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

+ Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định phương thức, thời hạn và nguồn đóng kinh phí công đoàn; trường hợp không đóng hoặc chậm đóng kinh phí công đoàn; nội dung ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Luật Công đoàn 2024.

Còn theo quy định hiện hành thì tài chính công đoàn được quy định cụ thể tại Điều 26 Luật Công đoàn 2012 như sau:

Điều 26. Tài chính công đoàn

Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Xem thêm Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

Luật Công đoàn 2012 hết hiệu lực từ ngày Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực thi hành.

Chia sẻ bài viết lên facebook 692

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079