Hướng dẫn thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2025

11/04/2025 15:30 PM

Nội dung bài viết là hướng dẫn về thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp mới nhất do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.

Hướng dẫn thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2025

Hướng dẫn thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 (Hình từ Internet)

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 315/QĐ-BNV ngày 04/4/2025 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.

Hướng dẫn thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2025

Theo đó, thủ tục hành chính tham gia bảo hiểm thất nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định 315/QĐ-BNV ngày 04/4/2025 như sau:

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

+ Bước 2: Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích tiền lương của từng người lao động theo mức bằng 1% tiền lương tháng để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

- Cách thức thực hiện: Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định của người lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Thành phần hồ sơ: Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Số lượng hồ sơ: Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Thời hạn giải quyết: Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động. 

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Việc làm 2013;

+ Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

+ Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ

+ Nghị định 45/2025/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

+ Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm 2013 về bảo hiểm thất nghiệp;

+ Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP;

+ Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH;

+ Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH.

Xem thêm tại Quyết định 315/QĐ-BNV có hiệu lực từ ngày 04/4/2025.

Các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013.

>> Xem thêm: Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Chia sẻ bài viết lên facebook 39

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079