05 Thông tư về phòng vệ thương mại có hiệu lực từ 01/7/2025

17/05/2025 18:40 PM

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành 05 Thông tư về phòng vệ thương mại có hiệu lực từ 01/7/2025.

05 Thông tư về phòng vệ thương mại có hiệu lực từ 01/7/2025

05 Thông tư về phòng vệ thương mại có hiệu lực từ 01/7/2025 (Hình từ Internet)

05 Thông tư về phòng vệ thương mại có hiệu lực từ 01/7/2025

Ngày 15/5/2025, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành 05 Thông tư về phòng vệ thương mại có hiệu lực từ 01/7/2025 bao gồm:

Thông tư 26/2025/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 86/2025/NĐ-CP về các biện pháp phòng vệ thương mại

Tại Điều 5 Thông tư 26/2025/TT-BCT việc quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:

‘1. Cơ quan điều tra thực hiện theo dõi hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc thu thập thông tin về nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra trong thời kỳ điều tra và sau khi có quyết định điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

2. Sau khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, định kỳ hàng quý, Cơ quan điều tra phối hợp với cơ quan hải quan thu thập thông tin nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh thuế.

3. Cơ quan điều tra thực hiện báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương về tình hình nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo từng vụ việc cụ thể.’.

Thông tư 27/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 14/2021/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do về phòng vệ thương mại giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len

Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 27/2025/TT-BCT sửa đổi Điều 7 Thông tư 14/2021/TT-BCT như sau:

‘Điều 7. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương

1. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương (trong Chương này gọi là hồ sơ yêu cầu) gồm các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan theo quy định tại Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP.

2. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương theo quy định tại Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP phải đáp ứng bổ sung các nội dung cụ thể sau đây:

a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP là thông tin về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương. Trong đó, thông tin về mã số hàng hóa phải căn cứ theo Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định;

b) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ yêu cầu;

c) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 7 Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP là thông tin, số liệu, chứng cứ trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ yêu cầu. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước có thời gian hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu;

d) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ song phương, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng’.’

Thông tư 28/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 30/2020/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do về phòng vệ thương mại giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu

Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 28/2025/TT-BCT sửa đổi Điều 7 Thông tư 30/2020/TT-BCT như sau:

‘Điều 7. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương

1. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương (trong Chương này gọi là hồ sơ yêu cầu) gồm các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan theo quy định tại Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP.

2. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương theo quy định tại Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP phải đáp ứng bổ sung các nội dung cụ thể sau đây:

a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP là thông tin về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương. Trong đó, thông tin về mã số hàng hóa phải căn cứ theo Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định;

b) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ yêu cầu;

c) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 7 Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP là thông tin, số liệu, chứng cứ trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ yêu cầu. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước có thời gian hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu;

d) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ song phương, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.’

Thông tư 29/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 29/2025/TT-BCT sửa đổi Điều 10 Thông tư 07/2022/TT-BCT như sau:

‘Điều 10. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

1. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp (trong Chương này gọi là hồ sơ yêu cầu) gồm các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 86/2025/NĐ-CP.

2. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo quy định tại Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP phải đáp ứng bổ sung các nội dung cụ thể sau đây:

a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP là thông tin về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp. Trong đó, mã số hàng hóa phải căn cứ theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định RCEP;

b) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực đối với một hoặc nhiều nước thành viên bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp đó;

c) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 7 Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP là thông tin, số liệu, chứng cứ trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực đối với một hoặc nhiều nước thành viên bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp đó. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước có thời gian hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu;

d) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng’.’

Thông tư 30/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 19/2019/TT-BCT quy định về áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

‘Điều 6. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp

1. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp (trong Chương này này gọi là hồ sơ yêu cầu) gồm các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 86/2025/NĐ-CP .

2. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 86/2025/NĐ-CP phải đáp ứng bổ sung các nội dung cụ thể sau đây:

a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Nghị định số 86/2025/NĐ-CP là thông tin về hàng hóa nhập khẩu từ một hoặc nhiều nước thành viên bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Trong đó, thông tin về mã số hàng hóa phải căn cứ theo Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định;

b) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu bị điều tra theo quy định tại khoản 6 Điều 63 Nghị định số 86/2025/NĐ-CP trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực đối với một hoặc nhiều nước thành viên bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp đó;

c) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 7 Điều 63 Nghị định số 86/2025/NĐ-CP là thông tin, số liệu, chứng cứ trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực đối với một hoặc nhiều nước thành viên bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp đó. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước có thời gian hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu;

d) Thông tin về giai đoạn chuyển tiếp của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp’.’

Trên đây là 05 Thông tư về phòng vệ thương mại có hiệu lực từ 01/7/2025

Lê Quang Nhật Minh

Chia sẻ bài viết lên facebook 11

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079