Sửa quy định về khấu hao và hao mòn tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 01/01/2025 (Hình từ Internet)
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 ngày 29/11/2024.
Theo đó, khoản 10 Điều 5 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 đã sửa đổi, bổ sung Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 về khấu hao và hao mòn tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập được tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 5 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024).
- Việc trích khấu hao tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, trừ trường hợp giá dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật không bao gồm chi phí khấu hao;
+ Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải kết cấu chi phí khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 5 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024) được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán vào chi phí của từng hoạt động tương ứng và giá thành sản phẩm, dịch vụ.
- Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được dùng để trả nợ các khoản vốn vay, vốn huy động để đầu tư, mua sắm tài sản cố định (nếu có). Số tiền còn lại được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trường hợp đơn vị không có Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp thì quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị đó.
Trong khi đó, Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về khấu hao và hao mòn tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập như sau: - Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập được tính hao mòn. Các tài sản cố định sau đây tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao: + Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; + Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật; + Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật. - Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng. - Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động thì số tiền trích khấu hao tài sản cố định được dùng để trả nợ; số còn lại bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. |
Xem thêm tại Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ trường hợp:
- Quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 3 và khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024; quy định về vốn chủ sở hữu tại điểm a khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.
- Quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.
- Quy định tại Điều 4 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2025.
- Quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025.