Bảo hiểm nhân thọ là gì? Việt Nam có bao nhiêu công ty bảo hiểm nhân thọ? (Hình từ internet)
Căn cứ khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về khái niệm Bảo hiểm nhân thọ như sau:
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Như vậy, Bảo hiểm nhân thọ còn có thể được hiểu là sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhằm bảo đảm những rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của con người. Người tham gia bảo hiểm sẽ thỏa thuận và ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm sẽ đóng đúng những khoản phí vào quỹ dự trữ tài chính do công ty bảo hiểm quản lý để được chi trả số tiền nhất định khi không may gặp rủi ro hoặc trước thời điểm đáo hạn.
Theo Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) thì có 19 công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam như sau:
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam:
- Tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 64, 65, 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và điều kiện về tài chính sau đây:
+ Tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp;
+ Trường hợp tổ chức góp vốn là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Luật Chứng khoán thì các tổ chức này phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này;
+ Trường hợp tổ chức góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài thì phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi các tổ chức này đóng trụ sở chính cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức này đóng trụ sở chính không có yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó;
+ Có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 67 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và điều kiện về tài chính sau đây:
+ Điều kiện quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
+ Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đóng trụ sở chính xác nhận đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Nguyễn Tùng Lâm