Đề xuất bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với học sinh

08/05/2025 09:06 AM

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với học sinh tại Dự thảo Thông tư về khen thưởng kỷ luật.

Đề xuất bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với học sinh

Đề xuất bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với học sinh (Hình từ Internet)

Đề xuất bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với học sinh

Theo Dự thảo Thông tư về khen thưởng kỷ luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất 5 hình thức kỷ luật đối với học sinh, khác với nội dung quy định hiện hành như sau:

Thông tư 08/TT năm 1988

Dự thảo Thông tư về khen thưởng kỷ luật

- Khiển trách trước lớp

- Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường

- Cảnh cáo trước toàn trường

- Đuổi học một tuần lễ

- Đuổi học 1 năm

- Nhắc nhở;

- Phê bình;

- Yêu cầu viết bản tự kiểm điểm.

Khi Dự thảo được Thông tư được thông qua và có hiệu lực sẽ áp dụng các hình thực kỷ luật theo quy định của Thông tư mới, bãi bỏ Thông tư 08/TT năm 1988 và các các quy định trước đây của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về khen thưởng, kỷ luật học sinh khác với Thông tư mới này.

Như vậy, dự kiến sẽ không còn hình thức kỷ luật đối với học sinh.

Ngoài ra, tại Dự thảo Thông tư còn quy định một số hoạt động hỗ trợ chủ yếu để khác phục hành vi vi phạm như sau:

- Khuyên bảo, động viên để học sinh tự nhận thức được hành vi vi phạm và hướng khắc phục;

- Theo dõi, tư vấn, hỗ trợ học sinh vi phạm trong quá trình khắc phục hành vi vi phạm;

- Yêu cầu học sinh thực hiện một số hoạt động phù hợp để khắc phục hành vi vi phạm;

- Phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng khác để tư vấn, hỗ trợ học sinh khắc phục hành vi vi phạm.

Xem thêm tại Dự thảo Thông tư về khen thưởng kỷ luật

Quy định về hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với học sinh theo quy định hiện hành

Tại Thông tư 08/TT năm 1988 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đình chỉ học đối với học sinh như sau:

(1) Đuổi học một tuần lễ:

- Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trôn cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi

- Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục

- Trong thời gian 1 tuần sẽ bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn, hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục học. Thời gian học sinh bị đuổi học sẽ được coi là nghỉ học có phép nếu được học lại.

- Nếu trong thời gian bị đuổi học 1 tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm sai phạm không tỏ ra thành khẩn hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn phạm thêm nhiều khuyết điểm sai phạm khác thì Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học 1 năm

- Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lí và giáo dục con cái trong thời gian học sinh bị đuổi học

(2) Đuổi học 1 năm:

- Những học sinh mắc 1 trong các khuyết điểm sai phạm sau đây sẽ bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, có ghi học bạ và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương tiếp tục giáo dục

- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác

- Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương

- Sau khi thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lí là Phòng giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở giáo dục (đối với học sinh PTTH) để biết và theo dõi

- Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã, thị xã, thị trấn, …) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc giáo dục con mình

- Ngoài hình thức thi hành kỉ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở, … Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau.

Lê Quang Nhật Minh

Chia sẻ bài viết lên facebook 56

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079