Về vị trí địa lý thì Tây Nguyên là một vùng cao nguyên. Phần lớn vùng Tây nguyên giáp với các tỉnh miền Trung, vì thế mà Tây Nguyên cũng được xem là một vùng thuộc miền Trung của Việt Nam.
Tổng thể toàn vùng, phía bắc Tây Nguyên giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và cuối cùng là phía Tây giáp với biên giới của Lào và Campuchia.
Trong số 05 tỉnh vùng Tây Nguyên, chỉ có Đắk Nông là tỉnh duy nhất không tiếp giáp với các tỉnh miền Trung, 04 tỉnh còn lại đều có vị trí tiếp giáp với miền Trung như sau:
- Tỉnh Kom Tum: giáp 02 tỉnh là Quảng Nam (phía bắc) và tỉnh Quảng Ngãi (phía đông).
- Tỉnh Gia Lai: giáp 03 tỉnh là Quảng Ngãi (phía bắc), Bình Định và Phú Yên (phía đông).
- Tỉnh Đắk Lắk: giáp 02 tỉnh là Phú Yên và Khánh Hòa (phía đông).
- Tỉnh Lâm Đồng: giáp 03 tỉnh là Khánh Hòa, Ninh Thuận (phía đông) và Bình Thuận (phía đông nam).
Vì là vùng cao nguyên, với độ cao từ 500 – 1500m, nên các tuyến đường kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung hiện nay đều là những cung đường đèo.
Tại Tờ trình 624/TTr-BNV ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Dự kiến toàn bộ 05 tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung (trừ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và TP.Huế) đều sẽ thực hiện sáp nhập tỉnh thành.
Các tỉnh Tây Nguyên giáp với các tỉnh miền Trung ra sao? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, Đại diện Bộ Nội vụ đã cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp không chỉ dựa trên các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định của pháp luật mà còn cần cân nhắc toàn diện, thấu đáo các yếu tố quan trọng khác như lịch sử, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; quy mô và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin; cùng với đó là yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính đặt mục tiêu cao nhất là thúc đẩy sự phát triển của đất nước, mở rộng không gian kinh tế - xã hội cho đơn vị hành chính mới, đồng thời phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng.
Trong quá trình thực hiện, cần ưu tiên kết nối và sắp xếp hợp lý giữa khu vực miền núi, đồng bằng và các đơn vị hành chính ven biển, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.
Việc sáp nhập các tỉnh miền núi, đồng bằng với các tỉnh giáp biển là một định hướng quan trọng trong quá trình sắp xếp lại đơn vị hành chính nhằm tối ưu hóa không gian phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên, và tạo động lực mới cho sự phát triển của từng địa phương cũng như cả nước.
Cụ thể, tại Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, Chính phủ đã nêu một trong những nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch đặt ra là hoàn thiện chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ tham mưu, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 trước ngày 08/4/2025.
Ngoài ra, theo Kế hoạch thì trước ngày 18/4/2025, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai đến các bộ, ngành trung ương và các địa phương ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị.
Về thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã, theo Kế hoạch, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án trước ngày 01/5/2025. Trước ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Kế hoạch nêu rõ, trước ngày 01/5/2025, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án.
Trước ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 20/6/2025.