Đề xuất quy định mới về xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng

11/06/2024 16:45 PM

Các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng là một trong những nội dung nổi bật tại dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Đề xuất quy định mới về xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng

Đề xuất quy định mới về xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng (Hình từ Internet)

1. Công chứng viên là ai?

Theo khoản 2 Điều 2 dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) thì công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng và thực hiện một số việc chứng thực theo quy định.

2. Quy định mới về xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng

Tại Điều 73 dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) thì các quy định mới về xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng bao gồm:

- Công chứng viên vi phạm quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.

- Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng hoặc cản trở công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Người yêu cầu công chứng có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo, sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ, văn bản trái pháp luật hoặc có hành vi gian dối khác khi yêu cầu công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, hiện hành tại Điều 71, 72, 73, 74, 75 Luật Công chứng 2014 quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng như sau:

* Xử lý vi phạm đối với công chứng viên

Công chứng viên vi phạm quy định Luật Công chứng 2014 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

* Xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề công chứng

Tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy định Luật Công chứng 2014 thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

* Xử lý vi phạm đối với người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng

Người có chức vụ, quyền hạn mà có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng hoặc cản trở công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

* Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng bất hợp pháp

- Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

* Xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng

Người yêu cầu công chứng có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo, sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ, văn bản trái pháp luật hoặc có hành vi gian dối khác khi yêu cầu công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xem thêm tại dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Võ Tấn Đại

Chia sẻ bài viết lên facebook 314

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079