Đề xuất mới về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

11/06/2024 19:00 PM

Nội dung về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đang được đề xuất tại dự thảo (lần 2) Nghị định của Bộ Công Thương.

Đề xuất mới về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Đề xuất mới về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (Hình từ internet)

Bộ Công Thương dự thảo Nghị định (lần 2) quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Đề xuất mới về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Cụ thể, theo Điều 35 dự thảo Nghị định về hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, đã đề xuất quy định:

- Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp gồm các thông tin, giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan sau:

+ Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;

+ Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;

+ Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;

+ Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; quy trình sản xuất; mục đích sử dụng chính; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

+ Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;

+ Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong ít nhất 03 năm trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

+ Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước trong thời kỳ ít nhất 03 năm trước khi nộp hồ sơ hoặc từ khi ngành sản xuất trong nước bắt đầu hoạt động trong trường hợp ngành sản xuất trong nước có thời gian hoạt động ít hơn 03 năm;

+ Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;

+ Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.

- Ngoài các nội dung tại khoản 1 Điều 35 dự thảo Nghị định, hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm các thông tin sau:

+ Thông tin về giá thông thường và giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 dự thảo Nghị định; biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

+ Thông tin về nước xuất khẩu hoặc xuất xứ của hàng hóa bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm danh sách cụ thể của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và các nhà nhập khẩu.

- Ngoài các nội dung tại khoản 1 Điều 35 dự thảo Nghị định, hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải có thông tin, chứng cứ về trợ cấp của nước ngoài, bao gồm sự tồn tại của trợ cấp; nước bị cáo buộc thực hiện trợ cấp; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài bị cáo buộc nhận trợ cấp; hình thức và chính sách trợ cấp; số lượng, khối lượng và giá trị của trợ cấp.

Như vậy, dự thảo Nghị định đã bổ sung thêm nhiều nội dung về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá so với quy định hiện nay.

Hiện hành, quy định về hồ sơ hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được quy định tại Điều 28 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:

 - Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.

- Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá gồm các nội dung sau đây:

+ Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;

+ Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;

+ Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;

+ Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; quy trình sản xuất; mục đích sử dụng chính; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;

+ Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;

+ Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;

+ Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;

+ Thông tin về giá thông thường và giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm d khoản này; biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

+ Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;

+ Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;

+ Thông tin về nước xuất khẩu hoặc xuất xứ của hàng hóa bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm danh sách cụ thể của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và các nhà nhập khẩu;

m) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.

Lê Nguyễn Anh Hào

Chia sẻ bài viết lên facebook 301

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079