Toàn văn Nghị quyết 140/NQ-CP Chương trình thực hiện Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng pháp luật (Hình từ Internet)
Ngày 17/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 140/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
![]() |
Nghị quyết 140/NQ-CP Chương trình thực hiện Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng pháp luật |
Theo đó, để đạt được mục tiêu Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 đề ra, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cân cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Nghị quyết 140/NQ-CP năm 2025 trong đó có nhiệm vụ về đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển như sau:
- Bảo đảm công tác xây dựng pháp luật phải thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng; xuất phát từ lợi ích toàn cục của đất nước; đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh; dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự cân đối, hợp lý giữa mức độ hạn chế quyền với lợi ích chính đáng đạt được. Khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật, phải có giải pháp để bảo đảm các quy định của luật mang tính ổn định, đơn giản, dễ thực hiện, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Phát huy đúng mức vai trò của đạo đức xã hội, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc tự quản cộng đồng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Coi trọng, chủ động nghiên cứu chiến lược, chính sách từ sớm, từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của thế giới đến kinh nghiệm của Việt Nam, góp phần tăng cường tính dự báo và nâng cao chất lượng công tác xây dựng chính sách, pháp luật.
- Thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; từng bước thực hiện soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tập trung, chuyên nghiệp. Các hoạt động tổng kết, khảo sát thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đánh giá tác động chính sách, lựa chọn chính sách phải được thực hiện kỹ lưỡng, thực chất, khoa học. Chủ động đẩy mạnh truyền thông chính sách, nhất là các chính sách có tác động lớn đến xã hội, người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các đối tượng chịu sự tác động; không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách và xây dựng pháp luật.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng hoặc tham gia xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí tuân thủ thấp; triệt để cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh, hành nghề, thủ tục hành chính bất hợp lý; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định; triển khai hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân và bảo đảm quyền thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân theo yêu cầu của Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, bảo đảm kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.
Tập trung xây dựng pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, phi truyền thống (trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khai thác nguồn lực dữ liệu, tài sản mã hoá...) để hình thành các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất mới, các ngành công nghiệp mới... Khẩn trương sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính, gắn với phân cấp, phân quyền tối đa theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" và việc cơ cấu lại không gian phát triển mới ở từng địa bàn. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng cải cách tư pháp...
Xem thêm tại Nghị quyết 140/NQ-CP có hiệu lực từ 17/5/2025.