Bộ Công an đã công bố dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
![]() |
Dự thảo Nghị định |
Cụ thể, dự thảo Nghị định trên đề xuất quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Trong đó, tại Điều 39 dự thảo Nghị định cũng đã đề xuất bãi bỏ các Điều 29, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 49, 50, 51 và khoản 1, khoản 2 Điều 30 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định còn đề xuất quy định chuyển tiếp như sau:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xảy ra và kết thúc trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết khi dự thảo Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý.
Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng các quy định của dự thảo Nghị định này.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực nhưng vẫn đang diễn ra khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này để xử lý.
- Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm dự thảo Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt để giải quyết.
- Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại dự thảo Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Nghị định 144 2021 bị bãi bỏ những Điều nào theo dự thảo Nghị định mới? (Hình từ internet
(1) Phạt tiền 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông không bảo đảm nội dung theo quy định;
- Không cập nhật, bổ sung hoặc không chỉnh lý phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông;
- Không phê duyệt hoặc phê duyệt phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông không đúng thẩm quyền.
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không thực tập hết các tình huống trong phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông;
- Không bố trí đủ lực lượng hoặc phương tiện thuộc phạm vi quản lý tham gia thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an khi được người có thẩm quyền huy động.
(3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không phối hợp xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;
- Không phối hợp tham gia thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền.
(4) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông.
(5) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông.
(Điều 10 dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ)