Hà Nội: Tăng cường xử lý nghiêm việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả (Hình từ Internet)
Ngày 06/5/2025, UBND Hà Nội ban hành Công văn 1802/UBND-KGVX về việc tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
![]() |
Công văn 1802/UBND-KGVX |
Thực hiện Công điện 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, đảm bảo an toàn và quyền lợi chính đáng của người dân, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu:
* Công an Thành phố
- Khẩn trương điều tra các vụ việc, vụ án đã được phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
- Tổ chức các chuyên án điều tra, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo công an các địa phương tiếp tục năm tỉnh hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, không để bỏ lọt các trường hợp vi phạm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên địa bàn.
* Sở Y tế
- Chủ trì tổng rà soát và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh buôn bán thuốc chữa bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tham mưu UBND Thành phố thành lập 02 Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, sản phẩm dinh dưỡng trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì 01 Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, sản phẩm dinh dưỡng theo Quyết định của UBND Thành phố, báo cáo kết quả thực hiện với UBND Thành phố theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố và đơn vị liên quan trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát các vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, sửa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, để xuất sửa đổi, bổ sung trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, không để xảy ra các sai phạm.
* Sở Công Thương (cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 Thành phố):
- Chủ trì 01 Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, sản phẩm dinh dưỡng theo Quyết định của UBND Thành phố, báo cáo kết quả thực hiện với UBND Thành phố theo quy định.
- Đôn đốc các Sở ngành thành viên, Ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối tại các kênh bán lẻ, đại lý, sàn thương mại điện tử..., kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, đặc biệt là thuốc chữa bệnh giả, sữa giá và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố và đơn vị liên quan trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả
* Sở Văn hóa và Thể thao
- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Công thương, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan trong việc rà soát, xử lý các sai phạm trong hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên các nền tảng mạng xã hội, trên các xuất bản phẩm liên quan đến các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả theo quy định của pháp luật; tăng cường hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quảng cáo, nhất là quảng cáo hàng hỏa về thuốc chữa bệnh, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các sai phạm theo thẩm quyền.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh, sửa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, công khai các cơ sở vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và phòng ngừa
* Sở Tài chính
- Cân đối, bố trí kinh phí thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về được, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn đảm bảo quy định.
- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán kinh phí và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được UBND Thành phố giao đảm bảo đúng quy định.
* UBND các quận, huyện, thị xã
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quân lý.
- Tổ chức đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về được, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn theo phân cấp; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
* Các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan: căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về được, an toàn thực phẩm và quản lý quảng cáo, kinh doanh thuốc chữa bệnh, các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.
Xem thêm tại Công văn 1802/UBND-KGVX ban hành ngày 06/5/2025.