Phương án quy đổi điểm xét tuyển đại học? Bảng quy đổi điểm xét tuyển đại học năm 2025? (Hình từ internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 05/05/2025) sửa đổi 2, 3 Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
Trong đó quy định mới về phương án quy đổi điểm xét tuyển sinh đại học như sau:
Tổng điểm khuyến khích không quá 10% tổng điểm tối đa
- Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển, cách thức tính điểm xét và xác định điều kiện trúng tuyển, trong đó:
+ Các tiêu chí chủ yếu dùng để đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo;
+ Tổng điểm cộng, điểm thưởng, điểm khuyến khích (gọi chung là điểm cộng) đối với thí sinh có thành tích đặc biệt, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét (tối đa 3 điểm đối với thang điểm 30);
+ Mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa của thang điểm xét, nhưng không thí sinh nào có điểm xét (tính cả các loại điểm cộng, điểm ưu tiên) vượt quá mức điểm tối đa này.
Xét điểm môn Toán/Ngữ văn không dưới 25%
- Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):
+ Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số tính điểm xét không dưới 25%;
+Từ năm 2026 số môn chung của các tổ hợp phải đóng góp ít nhất 50% trọng số tính điểm xét;
Quy đổi điểm chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển không quá 50%
- Đối với các chứng chỉ ngoại ngữ được dùng để miễn thi tốt nghiệp THPT theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành, cơ sở đào tạo được quy đổi thành điểm môn ngoại ngữ để đưa vào tổ hợp môn xét tuyển với trọng số tính điểm xét không vượt quá 50%;
Xét điểm học bạ phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 không dưới 25%
- Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh với trọng số tính điểm xét không dưới 25%.
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các trường sử dụng dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc dữ liệu học bạ THPT làm gốc để xây dựng quy tắc quy đổi.
Căn cứ dữ liệu thống kê, phân tích kết quả học tập của sinh viên đã trúng tuyển theo các tổ hợp các năm trước.
Cụ thể: Thống kê số lượng thí sinh trúng tuyển theo từng phương thức xét tuyển tối thiểu 2 năm trước liền kề; kết quả học tập của từng sinh viên này tại trường.
Trên cơ sở phân tích mối tương quan giữa kết quả học tập tại trường và phổ điểm của các phương thức xét tuyển của cùng nhóm thí sinh; từ ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào tới điểm tối đa của thang điểm xét, trường phải xác định tối thiểu 3 vùng điểm (ví dụ: xuất sắc - giỏi, khá và đạt) để xây dựng tối thiểu 3 hàm tương quan tuyến tính (3 hàm bậc nhất) cho 3 vùng điểm này.
Cụ thể: Xây dựng bảng quy đổi và nội suy hàm tương quan tuyến tính từng khúc liên tục giữa điểm của hai phương thức xét tuyển (sử dụng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT làm gốc).
Bảng quy đổi điểm:
Hàm tương quan tuyến tính tương ứng:
Như vậy, theo những thông tin nêu trên, đồng thời căn cứ quy tắc chuẩn được bộ công bố sau khi có kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các trường căn cứ đặc thù của chương trình đào tạo/ngành/nhóm ngành hoàn thiện quy tắc quy đổi của trường và công bố theo quy định.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT về phương thức tuyển sinh năm 2025 như sau:
- Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
- Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển, cách thức tính điểm xét và xác định điều kiện trúng tuyển, trong đó:
+ Các tiêu chí chủ yếu dùng để đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo;
+ Tổng điểm cộng, điểm thưởng, điểm khuyến khích (gọi chung là điểm cộng) đối với thí sinh có thành tích đặc biệt, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét (tối đa 3 điểm đối với thang điểm 30);
+ Mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa của thang điểm xét, nhưng không thí sinh nào có điểm xét (tính cả các loại điểm cộng, điểm ưu tiên) vượt quá mức điểm tối đa này.
- Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):
+ Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số tính điểm xét không dưới 25%; từ năm 2026 số môn chung của các tổ hợp phải đóng góp ít nhất 50% trọng số tính điểm xét;
+ Đối với các chứng chỉ ngoại ngữ được dùng để miễn thi tốt nghiệp THPT theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành, cơ sở đào tạo được quy đổi thành điểm môn ngoại ngữ để đưa vào tổ hợp môn xét tuyển với trọng số tính điểm xét không vượt quá 50%;
+ Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh với trọng số tính điểm xét không dưới 25%.
- Đối với một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có nhiều phương thức tuyển sinh hoặc tổ hợp xét tuyển:
+ Cơ sở đào tạo phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển theo hướng dẫn thống nhất của Bộ GDĐT; bảo đảm tuyển chọn được các thí sinh đáp ứng tốt nhất yêu cầu đầu vào của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo;
+ Không quy định mã xét tuyển riêng, chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển, trừ việc quy định chỉ tiêu xét tuyển thẳng theo quy định tại Điều 8.
- Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm môn ngoại ngữ và quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển; trong đó phải dựa trên số liệu phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển các năm trước.
Nguyễn Tùng Lâm